Cách đo chiều cao của trẻ 3 tuổi tại nhà và kiểm tra theo chuẩn chiều cao của WHO

Bạn có thể đo chiều cao trẻ 3 tuổi tại nhà và đối chiếu theo bảng để kiểm tra trẻ phát triển bình thường, có dấu hiệu còi xương hay đột biến chiều cao.

Cách đo chiều cao của trẻ 3 tuổi tại nhà

Với trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể đo chiều cao của trẻ tại nhà ở tư thế đứng. Trình tự đo chiều cao của trẻ 3 tuổi được tiến hành như sau:

- Dóng thước thẳng vuông góc với nền nhà, vạch số 0 của thước sát với nền nhà.

- Bỏ hết các vật dụng như giày, dép, mũ ra khỏi người trẻ.

- Cho bé đứng thẳng, dựa lưng vào thước, hai bàn chân chụm lại hình chữ V. Gót chân, bắp chân, mông và phía sau của đầu phải áp sát vào thước.

- Hai tay trẻ thả lỏng, song song thân người. Mắt nhìn thẳng.

- Nếu thước có thanh trượt, một người sẽ chỉnh tư thế cho bé, người còn lại điều chỉnh thanh trượt từ trên xuống dưới cho đến khi thanh trượt chạm đầu bé. Nếu không có thanh trượt, bạn cần dóng thẳng từ đỉnh đầu của trẻ sang vuông góc với tường và thước đo.

- Đọc trị số ghi trên thước với số lẻ đến 0,5cm. Bạn được trị số chiều cao của trẻ.

Cách đo chiều cao của trẻ 3 tuổi tại nhà và kiểm tra theo chuẩn chiều cao của WHO

Cách đo chiều cao của trẻ 3 tuổi tại nhà và kiểm tra theo chuẩn chiều cao của WHO

Lưu ý khi đo chiều cao của trẻ 3 tuổi

- Bạn nên đo chiều cao của trẻ vào buổi sáng.

- Chỉ nên đo chiều cao của trẻ 3 tháng 1 lần.

- Bạn nên ghi chiều cao của trẻ vào sổ nhật ký chiều cao cân nặng để theo dõi quá trình phát triển của trẻ.

Chuẩn chiều cao trẻ 3 tuổi phát triển bình thường theo WHO

Sự phát triển chiều cao của trẻ thay đổi theo từng tháng và có sự khác biệt rõ rệt giữa bé trai và bé gái, do đó các bố mẹ cần theo dõi đúng bảng, tránh nhầm lẫn.

Bảng chiều cao bé gái phát triển bình thường theo WHO

Bảng chiều cao bé gái phát triển bình thường theo WHO

Bảng chiều cao bé trai phát triển bình thường theo WHO

Bảng chiều cao bé trai phát triển bình thường theo WHO

Cách kiểm tra chiều cao của trẻ 3 tuổi theo chuẩn chiều cao của WHO

Để kiểm tra chiều cao của trẻ bạn cần đo chính xác chiều cao của trẻ và xác định tháng tuổi của trẻ, giới tính của trẻ và rồi so sánh với trị số tương ứng trong bảng "Bảng chiều cao bé gái phát triển bình thường theo WHO" hoặc "Bảng chiều cao bé trai phát triển bình thường theo WHO"

- Nếu chiều cao của trẻ thiếu chuẩn cấp 1 hoặc thiếu chuẩn cấp 2, thì trẻ có thể có nguy cơ bị còi xương.

- Nếu trẻ có chiều cao vượt chuẩn cấp 1 hoặc vượt chuẩn cấp 2, sẽ cho thấy trẻ có khả năng phát triển vượt trội về chiều cao. Tuy nhiên, nếu chiều cao trẻ vượt chuẩn cấp 2 nhiều, bạn cần thăm khám để xác định xem có phải là nguyên nhân do bệnh lý không.

Xem thêm:

Cân nặng trẻ 3 tuổi phát triển bình thường theo WHO

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn